Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì? Mẫu Mới Nhất

Làm thế nào để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu? Thủ tục như thế nào? Cùng ldlawyer tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một văn bằng pháp lý chứng minh việc một nhãn hiệu đã được chủ sở hữu đăng ký và được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận này? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!
Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì? Mẫu Mới Nhất L&D Lawyer

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một văn bằng pháp lý chứng minh việc một nhãn hiệu đã được chủ sở hữu đăng ký và được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Làm thế nào để được cấp giấy chứng nhận này? Cùng ldlawyer tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tên Tiếng anh là Certificate of Trademark Registration - đây là văn bằng pháp lý duy nhất chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu của các cá nhân hay tổ chức. Loại giấy này sẽ được cấp bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp cá nhân hay doanh nghiệp bảo vệ được quyền sở hữu nhãn hiệu, giúp ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ như sản xuất hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Ngoài ra, việc đăng ký cũng làm tăng tính phân biệt của nhãn hiệu đã được chứng nhận. Mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đều phải chịu các hình thức xử lý tương ứng với hành vi vi phạm.

Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì? Mẫu Mới Nhất
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Trên mỗi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ cần có đầy đủ các mục sau:

  • Số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tên, địa chỉ của chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Số đơn, ngày nộp đơn;
  • Số, ngày quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu, màu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Thông tin gia hạn, sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có).
Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì? Mẫu Mới Nhất
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 6 điều 93 Luật Sở Hữu Trí Tuệ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Sau 10 năm, bạn có thể tiếp tục được gia hạn.

Ngoài ra, trong vòng 05 năm liên tục, nếu nhãn hiệu không hoạt động hoặc không có dấu hiệu được hoạt động thì Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có thể yêu cầu chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu đó. Nếu bị yêu cầu chấm dứt, trong vòng 03 tháng sau đó nhãn hiệu được sử dụng lại thì yêu cầu chấm dứt sẽ được hủy.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm 03 bước chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • 02 Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH;
  • 05 Mẫu nhãn hiệu (01 mẫu gắn trong tờ khai);
  • 01 bản tài liệu chứng minh quyền đăng ký đối với trường hợp phải chứng minh quyền đăng ký của chủ đơn (Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, điều lệ của tổ chức, chấp thuận về sử dụng hình ảnh cá nhân);
  • 01 Bản sao chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (nếu nộp qua bưu điện).

Đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, cần thêm Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục tại Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Lệ phí nộp đơn là 150.000 VNĐ cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm, dịch vụ. Trong trường hợp có trên 06 sản phẩm/dịch vụ thì phải nộp thêm 30.000 VNĐ cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi.

Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì? Mẫu Mới Nhất
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Bước 3: Theo dõi kết quả và nộp phí cấp văn bằng bảo hộ

Kết quả sẽ được công bố sau khi hồ sơ được thẩm định về hình thức và nội dung. Thời gian công bố sẽ lần lượt theo trình tự sau:

  • Thẩm định hình thức đơn khoảng từ 1 - 3 tháng
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trong khoảng từ 18 đến 24 tháng và sau đó thông báo cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu. 
  • Chủ đơn hoặc đại diện chủ đơn sẽ thanh toán phí cấp giấy chứng nhận để nhận văn bằng bảo hộ sau khoảng 02 đến 03 tháng.

Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ quy định tại Biểu mức thu phí, Thông tư số 263/2016/TT-BTC, để đăng ký được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì bao gồm các loại phí sau:

- Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150 nghìn đồng;

- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120 nghìn đồng (Trường hợp đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm, từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm 100 nghìn cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm);

- Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu: 550 nghìn đồng (Nếu bản mô tả đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 120 nghìn đồng);

- Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với nhãn hiệu: 100 nghìn đồng (Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 20 nghìn đồng);

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600 nghìn đồng;

- Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: 160 nghìn đồng.

Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì? Mẫu Mới Nhất
Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Một số câu hỏi thường gặp 

Nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung thì cấp giấy chứng nhận như nào?

Trong trường hợp nhãn hiệu thuộc sở hữu chung thì trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được ghi cho một người, và các người còn lại sẽ được liệt kê trong danh sách những người nộp đơn chung. 

Phó bản sẽ thể hiện đầy đủ thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng và được kèm theo cụm từ "Phó bản".

Giấy đăng ký nhãn hiệu hoặc phó bản bị mất, hư hỏng có được cấp lại không?

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp lại giấy hoặc phó bản và cần nộp một khoản phí tương ứng. Giấy chứng nhận sau khi được cấp lại thông tin giống bản gốc và kèm theo cụm từ “Bản cấp lại”.

Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Nhãn Hiệu Là Gì? Mẫu Mới Nhất
Giấy đăng ký nhãn hiệu có được cấp lại không?

Ai thực hiện yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?

Ở Việt Nam, mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu có thể là:

  • Cá nhân: cần cung cấp tên và địa chỉ chi tiết bao gồm số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, và quốc gia;
  • Nhiều cá nhân (những người cùng sở hữu/đồng chủ đơn);
  • Pháp nhân (công ty, tổ chức được thành lập theo pháp luật), hoặc nhiều pháp nhân (những đối tác cùng sở hữu).

Kết luận

Vừa rồi, bài viết đã cung cấp chi tiết các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hy vọng ldlawyer đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình đăng ký giấy chứng nhận nhãn hiệu thì liên hệ chúng tôi nhé!

Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

  • Hotline tư vấn và hỗ trợ: 0979.18.28.78
zalo L&D Lawyer