Pháp luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội về nhân thân và tài sản phát sinh giữa các thành viên trong gia đình. Trong bài viết này, ldlawyer giúp bạn tìm hiểu những vấn đề cơ bản về pháp luật hôn nhân và gia đình.
Kết hôn là một sự kiện pháp lý hình thành nên quan hệ hôn nhân, khoản 5 Điều 3, Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Chấm dứt hôn nhân do ly hôn là kết quả của việc một hoặc cả hai bên vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và được Tòa án chấp thuận. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và đình, cụ thể:
Cùng với việc yêu cầu ly hôn, các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con, phân chia tài sản chung của vợ chồng.
Khi một trong hai bên vợ, chồng chết thì quan hệ hôn nhân chấm dứt. Vấn đề tài sản của bên vợ, chồng chết được giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về thừa kế.
Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Cùng với quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cũng là quan hệ pháp luật chính yếu của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con được thiết lập trên cơ sở huyết thống, thể hiện bằng sự kiện pháp lý là sinh đẻ thông qua hành vi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là thủ tục đăng ký khai sinh. Như vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con không phụ thuộc tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Ngược lại, con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng là loại nghĩa vụ chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện luật định và được hình thành trên cơ sở:
Ngoài ra, pháp luật Hôn nhân và và gia đình còn điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là bài viết khái quát về pháp luật hôn nhân và gia đình. Trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình, vai trò của Luật sư rất quan trọng. Theo đó, Luật sư có thể hỗ trợ khách hàng trong việc:
Hãy cùng theo dõi ldlawyer.vn để cập nhật những bài viết tiếp theo về pháp luật.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc