Bạn đang đặt câu hỏi "Ai là người phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động", "Quy trình để được cấp phép giấy lao động như thế nào". ldlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua việc trình bày chi tiết về các vấn đề liên quan đến Giấy phép lao động trong bài viết dưới đây.
Giấy phép lao động là văn bản pháp lý quan trọng, cho phép công dân nước ngoài tham gia vào hoạt động lao động hợp pháp tại Việt Nam. Giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, bao gồm:
Giấy phép lao động chứa đựng các thông tin quan trọng về người lao động nước ngoài, bao gồm thông tin cá nhân như họ và tên, số hộ chiếu, ngày/tháng/năm sinh, quốc tịch; thông tin về tổ chức làm việc như tên và địa chỉ, vị trí công việc, thời gian làm việc và các thông tin chi tiết khác liên quan.
Theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật lao động 2019, để được làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài cần có giấy phép lao động hợp pháp. Trừ một số trường hợp được miễn thì các trường hợp dưới đây sẽ cần phải xin giấy phép:
Người lao động nước ngoài sẽ được cấp giấy phép lao động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Khoản 5, Điều 1, Nghị định 70/2023/NĐ-CP và Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
Lưu ý: Tất cả các giấy tờ do Cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt, có chứng thực của Cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được miễn.
Để được cấp giấy phép lao động, bạn cần thực hiện thủ tục cấp giấy phép cho lao động nước ngoài theo các bước như sau:
Bạn cần đăng tuyển để tuyển dụng người lao động Việt Nam vào việc trí công việc dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, trường hợp không tuyển được lao động Việt Nam phù hợp mới được tuyển dụng lao động nước ngoài cho vị trí công việc đó.
Doanh nghiệp có nhu cầu, cần phải thực hiện thủ tục đề nghị vị trí công việc sử dụng lao động nước ngoài, sau đó mới thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động trước khi ký hợp đồng với lao động nước ngoài.
Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ được yêu cầu và sử dụng đúng các biểu mẫu theo quy định.
Nộp hồ sơ xin cấp phép lao động tại cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tại địa phương mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Bạn có thể chọn phương thức nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu điện, hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến.
Thời hạn nộp: Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Người nộp: Doanh nghiệp/tổ chức sử dụng lao động nước ngoài.
Sau khi nộp hồ sơ hợp lệ và đủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép lao động trong vòng 05 ngày làm việc. Người lao động có thể nhận giấy phép trực tiếp, qua dịch vụ bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
Mức phí cấp Giấy cấp phép người nước ngoài sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm lệ phí nhà nước, phí thực hiện các thủ tục khám sức khỏe, hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ.....
Thời gian hiệu lực của giấy phép lao động được giới hạn tối đa 02 năm. Doanh nghiệp hoặc tổ chức sử dụng lao động nước ngoài có thể yêu cầu cấp mới hoặc gia hạn giấy phép, nhưng việc này chỉ được thực hiện một lần và không vượt quá thời hạn 02 năm.
Theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, để cấp lại hoặc gia hạn giấy phép lao động thì phải thực hiện trong thời gian còn hiệu lực.
Vì vậy, khi giấy phép đã hết hạn, quy trình cấp lại hoặc gia hạn sẽ không thực hiện được. Trong trường hợp này, người lao động nước ngoài sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động mới.
Đối với việc gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, người sử dụng lao động cần tiến hành thủ tục gia hạn trước ít nhất 05 ngày và không quá 45 ngày so với thời điểm giấy phép lao động hết hạn. Điều này giúp đảm bảo quy trình diễn ra đầy đủ và đảm bảo tính hiệu quả của giấy phép.
Theo Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, giấy phép lao động sẽ được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
Theo đó, nếu mất giấy phép lao động, người sử dụng lao động sẽ thay mặt người lao động nước ngoài thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động.
Qua việc tìm hiểu về các bước thủ tục xin cấp giấy phép lao động, chúng ta nhận thức được sự quan trọng của việc chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, giấy tờ trong quá trình này. Để xem thêm các bài viết khác về pháp luật hãy theo dõi website ldlawyer.vn hàng ngày nhé!
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc