Giấy đăng ký kinh doanh là loại văn bản bắt buộc cần có trước khi bạn bắt đầu muốn kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào. Trong bài viết này, ldlawyer sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết quy trình cấp giấy đăng ký kinh doanh và các lợi ích, cam kết pháp lý mà việc đăng ký doanh nghiệp mang lại.
Giấy phép kinh doanh là loại văn bản thường được gọi bằng các tên phổ biến là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy đăng ký kinh doanh chứng nhận rằng một doanh nghiệp đã hoàn thành quá trình đăng ký và được chính thức công nhận là một thực thể kinh doanh.
Được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý doanh nghiệp tương đương, Giấy chứng nhận này thường chứa đựng các thông tin quan trọng về doanh nghiệp, bao gồm tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, và các điều kiện khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xác nhận tính hợp pháp của doanh nghiệp và là một trong những văn bản quan trọng để thực hiện các giao dịch kinh doanh, ký kết hợp đồng, và tham gia các hoạt động kinh tế khác. Nó giúp cơ quan quản lý và các bên liên quan đối tác nhận biết và xác minh thông tin liên quan đến doanh nghiệp một cách chính xác và đáng tin cậy.
Để được cấp giấy phép, bạn phải đảm bảo các thông tin trong hồ sơ đăng ký là hoàn toàn chính xác. Điều này giúp quá trình xét duyệt hồ sơ diễn ra nhanh chóng hơn. Vì vậy, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Có 2 đối tượng cần cấp giấy đăng ký kinh doanh là cho các hộ kinh doanh cá thể và cho doanh nghiệp. Mỗi đối tượng sẽ cần chuẩn bị các loại giấy tờ riêng. Cùng tìm hiểu nhé!
Với quy trình xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ cần bao gồm các thành phần sau đây:
Quy trình thủ tục xin cấp phép giấy đăng ký kinh doanh không quá phức tạp nhưng cần đảm bảo sự chuẩn xác để đẩy nhanh quá trình thực hiện. Thủ tục gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Tiến hành chuẩn bị đầy đủ thông tin và giấy tờ cần thiết như trên đã nêu, sau đó soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
Bước 2: Gửi hồ sơ thành lập công ty tới cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.
Bước 3: Đợi nhận kết quả, và trong trường hợp hồ sơ được kiểm tra và chấp thuận đầy đủ và chính xác, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp theo, thực hiện thủ tục khắc dấu tròn cho doanh nghiệp.
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 6: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và nhận xác nhận từ ngân hàng đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 7: Thực hiện đóng thuế môn bài qua mạng.
Bước 8: Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế và thông báo việc sử dụng hóa đơn điện tử.
Bước 9: Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng, quý, và năm tới cơ quan quản lý thuế thuộc địa phương.
Đăng ký giấy phép kinh doanh bạn sẽ thanh toán những khoản chi phí dưới đây, lưu ý rằng những khoảng dưới đây là chi phí bắt buộc:
1. Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: 50.000 đ đến 100.000 đ;
2. Chi phí khắc dấu tròn công ty khoảng 450.000đ
3. Chi phí đặt bảng hiệu công ty khoảng 200.000đ
4. Chi phí mua chữ ký số (Token) gói 1 năm: 1.530.000đ,
5. Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp thông thường là: 1.000.000đ (Chi phí này vẫn thuộc về doanh nghiệp nhưng để duy trì trong tài khoản doanh nghiệp theo yêu cầu từ phía ngân hàng, sau này nếu đóng tài khoản thì ngân hàng sẽ trả lai cho khách hàng);
6. Chi phí sử dụng hóa đơn điện tử
7. Chi phí đóng thuế môn bài: Công ty sẽ đóng thuế môn bài tùy theo mức vốn điều lệ đăng ký quy định chi tiết dưới bảng sau:
STT |
Vốn điều lệ đăng ký(VNĐ) |
Thuế môn bài cả năm (VNĐ) |
Thuế môn bài nửa năm (VNĐ) |
1 |
Trên 10 tỷ VNĐ |
3,000,000 |
1,500,000 |
2 |
Từ 10 tỷ VNĐ trở xuống |
2,000,000 |
1,000,000 |
Thời gian làm giấy phép kinh doanh phụ thuộc vào loại hình giấy phép kinh doanh:
Ngoài ra, quá trình xin giấy nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị hồ sơ của doanh nghiệp, nếu hồ sơ phải sửa lại nhiều lần thì thời gian xét duyệt sẽ lâu hơn.
Như vậy, qua bài viết trên các bạn cũng thấy để được cấp giấy đăng ký kinh doanh thì thủ tục cũng không quá phức tạp. Nếu gặp khó khăn gì trong quá trình xin giấy phép, hãy liên hệ ngay ldlawyer nhé!
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc