Nghị quyết bổ sung thêm trường hợp vợ đang có thai nhưng phải đình chỉ thai nghén hay có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén, thì người chồng cũng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bên cạnh đó, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì chồng của người mang thai hộ và chồng của người nhờ mang thai hộ đều không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Khái niệm “Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP được định nghĩa là trường hợp vợ chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn hoặc một bên có đơn khởi kiện ly hôn, còn bên kia đồng ý ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.
“Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con” quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghị quyết đã bổ sung cụ thể khái niệm “Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tuy nhiên, cần hướng dẫn cụ thể thêm thế nào là “bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con” khi vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn để tránh bỏ sót khi áp dụng vào thực tiễn xét xử, vẫn cần có sự liệt kê cụ thể các tiêu chí nhằm đảm bảo tốt lợi ích chính đáng của phụ nữ khi chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định hạn chế phân chia di sản của vợ, chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống và gia đình theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 là trường hợp người chết có để lại di sản, nhưng nếu chia di sản này cho người thừa kế thì vợ hoặc chồng còn sống và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như: không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất duy nhất, … Trong trường hợp này thì bên gặp khó khăn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định.
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP đã bổ sung thêm trường hợp nếu người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.
Điều 8 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP đã giải thích và nêu một số ví dụ điển hình và các chế tài cụ thể trong việc hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi:
Việc giải thích cũng như các chế tài cụ thể của từng trường hợp sẽ giúp cho Toà án có thể viện dẫn áp dụng pháp luật một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Tại Điều 9 Nghị quyết, đối với vụ án về hôn nhân và gia đình có tranh chấp về bất động sản mà nơi cư trú, làm việc của bị đơn, nguyên đơn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 của BLTTDS và nơi có bất động sản đang tranh chấp khác nhau thì thẩm quyền của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS. Có thể hiểu, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết; hoặc trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn có thẩm quyền giải quyết.
Đối với trường hợp cha mẹ là người Việt Nam định cư ở nước nước ngoài có đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, con chung đang sinh sống tại Việt Nam thì thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS.
Nghị quyết đã hướng dẫn việc giải quyết vụ án ly hôn mà có người Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người Việt Nam ở nước ngoài và nguyên đơn chỉ cung cấp được địa chỉ nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của bị đơn mà không cung cấp được địa chỉ của bị đơn ở nước ngoài thì Tòa án giải quyết như sau:
Trường hợp Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà người thân thích của họ không cung cấp địa chỉ của bị đơn cho Tòa án, không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết thì Tòa án tiếp tục giải quyết, xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết việc hôn nhân và gia đình ra đời đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện, củng cố chặt chẽ các chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; góp phần xây dựng và bảo vệ tốt nhất quyền, nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình; giúp cho Toà án có thể viện dẫn áp dụng pháp luật một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Trên đây là toàn bộ chi tiết về các điểm nổi bật của Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết việc hôn nhân và gia đình, ldlawyer thân gửi đến quý bạn đọc!