Tố tụng dân sự là biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và đảm bảo tính công bằng trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Bài viết này của ldlawyer nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật hiện hành về tố tụng dân sự.
Luật tố tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự phải được thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được thực hiện nhanh chóng, đúng đắn, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Để quá trình giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra công bằng, minh bạch và hiệu quả, Bộ luật Tố tụng dân sự đã đặt ra 23 nguyên tắc cơ bản. Trong đó có các nguyên tắc cơ bản chủ đạo sau đây:
Công khai và minh bạch trong tố tụng dân sự là việc thực hiện các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng diễn ra không khai, được công bố rõ ràng cho các bên. Phiên tòa nếu không thuộc trường hợp cần bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh thì được diễn ra công khai. Đây chính là nội dung của nguyên tắc công khai, minh bạch trong tố tụng dân sự. Nguyên tắc này đảm bảo tính khách quan, công bằng và tránh các hành vi tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Ngoài ra, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, đây là nội dung lần đầu tiên được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Nguyên tắc Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự có nội dung: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.
Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.
Về cơ bản quy trình để giải quyết một vụ án dân sự gồm những bước sau đây:
Quá trình tố tụng dân sự bắt đầu khi một bên nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết. Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện và đưa ra một trong các kết quả sau:
- Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Trả lại đơn khởi kiện;
- Chuyển đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền;
- Thụ lý vụ án.
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án thông qua nhiều hoạt động tố tụng như lấy lời khai của đương sự; đối chất; thu thập tài liệu, chứng cứ; xem xét thẩm định tại chỗ; thành lập hội đồng định giá tài sản; tổ chức buổi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải,…Cùng với đó các đương sự có quyền trình bày lời khai, ý kiến; đưa ra các yêu cầu; cung cấp cấp tài liệu, chứng cứ,….
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sở thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm, các bên được tham gia tranh tụng, Hội đồng xét xử sẽ đánh giá chứng cứ, căn cứ vào kết quả tranh tụng để tuyên án.
Sau khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án, nếu bản án hoặc phần bản bán bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử phúc thẩm và tuyên án. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay.
Ngoài ra, vụ án còn có thể có giai đoạn Giám đốc thẩm, Tái thẩm.
Kết luận:
Tố tụng dân sự là biện pháp để các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp của mình. Tố tụng dân sự là “xương sống” của hoạt động giải quyết tranh chấp dân sự, đam bảo vụ án được giải quyết công bằng, minh bạch, đúg pháp luật. Trên đây là bài viết về những vấn đề pháp lý về tố tụng dân sự. Hãy theo dõi website ldlawyer.vn để cập nhật các bài viết của Luật sư về pháp luật.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc