Trong thực tiễn, vì một lý do nào đó mà các pháp nhân, cá nhân không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự hoặc các pháp nhân, cá nhân đó không muốn tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Khi đó, các chủ thể trên sẽ ủy quyền cho các pháp nhân hoặc cá khác nhận danh và vì lợi ích của mình tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Đây là hình thức ủy quyền được pháp luật quy định. Bài viết này, ldlawyer sẽ làm rõ quy định về ủy quyền trong luật dân sự.
Để nắm được các quy định của pháp luật dân sự về ủy quyền, cần phải làm rõ một số khái niệm sau:
Ủy quyền là việc bên được ủy quyền nhân danh bên ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân, hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Đại diện theo ủy quyền là ý chí của cá nhân hay của pháp nhân (bên ủy quyền) ủy quyền cho cá nhân hoặc pháp nhân khác (gọi là bên nhận ủy quyền) nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đã được ủy quyền.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với nội dung ủy quyền mà pháp luật quy định. Nếu bên được ủy quyền là pháp nhân thì pháp nhân thực hiện công việc ủy quyền thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
Văn bản ủy quyền gồm hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về tính pháp lý của giấy ủy quyền, tuy nhiên thực tế trong các giao dịch dân sự thì giấy ủy quyền thường xuyên được sử dụng hoặc trường hợp ủy quyền trong pháp luật sở hữu trí tuệ, tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền”, giấy ủy quyền trong trong các trường hợp này thường chỉ có chữ ký của bên ủy quyền. Trường hợp này, khi người được ủy quyền căn cứ vào giấy ủy quyền để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền thì cần được hiểu, bên nhận ủy quyền đã chấp nhận các nội dung theo giấy ủy quyền và quy định về hợp đồng ủy quyền được áp dụng. Thực tiễn cho thấy, đối với các giao dịch dân sự liên quan đến việc định đoạt tài sản và pháp luật có quy định văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực thì các tổ chức hành nghề công chứng, đơn vị chứng thực thường yêu cầu các bên thực hiện ủy quyền theo hình thức hợp đồng ủy quyền. Có thể thấy đây là nội dung cần được hoàn thiện của quy định về ủy quyền trong luật dân sự,
Điều 138 Bộ luật Dân sự năm quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:
Như vậy, đối với các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức khác có thể tham gia thực hiện các giao dịch dân sự theo nhu cầu của mình thông qua các cá nhân, pháp nhân khác.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự điều kiện để thực hiện công việc ủy quyền thì nếu bên ủy quyền là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp với nội dung ủy quyền mà pháp luật quy định. Nếu bên được ủy quyền là pháp nhân thì pháp nhân thực hiện công việc ủy quyền thông qua người đại diện của pháp nhân đó.
Mục đích cơ bản của ủy quyền là bên được ủy quyền sẽ nhân danh bên ủy quyền để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của bên ủy quyền. Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó đều thuộc về người ủy quyền trong phạm vi, nội dung ủy quyền. Có nghĩa là, mọi hậu quả pháp lý xảy ra do bên ủy quyền gánh chịu (trừ trường hợp bên được ủy quyền thực hiện giao dịch vượt ra ngoài phạm vi được ủy quyền).
Thời hạn ủy quyền là thời thời hạn để bên được ủy quyền thực hiện công việc ủy quyền. Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự, thời hạn ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
Pháp luật quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự, cụ thể như sau:
- Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
- Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Khi thực hiện ủy quyền, các chủ thể cần lưu ý các vấn đề sau:
- Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 563 Bộ luật Dân sự). Khi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng ủy quyền, các bên cần lưu ý thỏa thuận một ngày, tháng, năm cụ thể hoặc một số lượng ngày, tháng hoặc năm tính từ mốc ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng ủy quyền.
- Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp có sự đồng ý của bên ủy quyền; Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu (Điều 564 Bộ luật Dân sự).
Kết luận
Quy định về ủy quyền trong luật dân sự là một chế định quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể dễ dàng trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ về ủy quyền đặc biệt là ủy quyền định đoạt tài sản có giá trị lớn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro pháp lý. Vì vậy, khi thực hiện việc ủy quyền, sự tham vấn, hỗ trợ từ Luật sư để hạn chế thấp nhất rủi ro khi thực hiện các giao dịch về ủy quyền là điều cần thiết và quan trọng. ldlawyer.vn thường xuyên cập nhật những bài viết về pháp lý của Luật sư để truyền tải đến bạn đọc nắm được quy định pháp luật, hạn chế thấp nhất các rủi ro pháp lý xảy ra.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc