Thi hành án dân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự. Đây là giai đoạn đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Bài viết này, Idlawyer sẽ đưa đến các bạn đọc chi tiết về thi hành án dân sự.
Thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân, bao gồm cả cơ quan THADS trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài thương mại.
Trong đó, các bản án, quyết định được THADS bao gồm: bản án, quyết định về dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án, quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại hoặc những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành án ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Hoạt động THADS được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Như vậy, thi hành án dân sự là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật THADS và pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài thương mại.
Thi hành án dân sự là hoạt động của Nhà nước nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế. Thông qua thi hành án dân sự, những phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước về mặt dân sự sẽ được thi hành, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, góp phần giữ vững kỷ cương phép nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ tổ chức việc thi hành án dân sự. Theo Khoản 2, Điều 13 của Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm:
Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
- Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Luật Thi hành án dân sự.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (cơ quan thi hành án cấp quân khu) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự.
- Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
- Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
- Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Thi hành án dân sự.
Thời hạn thi hành án dân sự tự nguyện là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án.
Lưu ý: Không cưỡng chế khung giờ từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Quy trình thủ tục thi hành án dân sự đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan được thực thi đúng theo quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân và duy trì trật tự xã hội, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Cấp bản án, quyết định cho đương sự
Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”.
Bước 2: Chuyển giao bản án, quyết định
Tùy từng loại bản án, quyết định mà Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định hoặc trong thời hạn 15 - 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Bước 3: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án
Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Các nội dung chính trong đơn yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Bước 4: Ra quyết định thi hành án
Sau khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, căn cứ vào Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án đối với các trường hợp sau:
Ngoài các trường hợp này ra thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án. Quyết định thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Nếu là quyết định cưỡng chế thi hành án thì cơ quan thi hành án phải gửi cho UBND cấp xã nơi tổ chức thi hành án.
Thi hành án dân sự không chỉ là khâu cuối cùng của quá trình tố tụng mà còn là khâu mở đầu của việc giải quyết vụ việc dân sự, điều đó được thể hiện qua nguyên tắc thỏa thuận thi hành án.
Theo dõi website ldlawyer.vn để cập nhật những bài viết về pháp lý của Luật sư.
Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc