Tìm Hiểu Quy Trình Tố Tụng Dân Sự Tại Việt Nam

Quy trình tố tụng dân sự thường phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể. Cùng tìm hiểu xem quy trình này ở Việt Nam như nào tại bài này nhé!
Tố tụng dân sự là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống pháp luật, hướng đến mục tiêu quan trọng là giải quyết các tranh chấp dân sự và thi hành án dân sự. Hãy tìm hiểu chi tiết thông tin về quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam sẽ được diễn ra như nào nhé!
Tìm Hiểu Quy Trình Tố Tụng Dân Sự Tại Việt Nam L&D Lawyer

Tố tụng dân sự là một phần không thể thiếu trong hệ thống pháp luật, là trình tự hoạt động do pháp luật quy định để hướng đến mục tiêu quan trọng là xem xét, giải quyết các tranh chấp dân sự và thi hành án dân sự. Cùng tìm hiểu quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam được diễn ra như thế nào nhé!

Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng dân sự là quá trình, trình tự để giải quyết các vấn đề và tranh chấp dân sự, cũng như thi hành án dân sự. Mục tiêu nhằm bảo đảm công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và đồng thời đảm bảo lợi ích của Nhà nước thông qua việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng.

Nói một cách đơn giản, tố tụng dân sự là quy trình pháp lý mà những bên có tranh chấp có thể sử dụng để đưa vấn đề của họ ra trước Tòa án hoặc các cơ quan tư pháp khác để có quyết định chính xác và công bằng. Quá trình này thường bao gồm việc thu thập, kiểm tra chứng cứ và đối chiếu các quy định pháp luật liên quan, cuối cùng đưa ra phán quyết từ phía Tòa án.

Tố tụng dân sự đặt ra các quy tắc và quy trình cụ thể để đảm bảo tính minh bạch, công bằng, và bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên tham gia trong quá trình tố tụng. Thông qua hoạt động này, việc duy trì trật tự và công lý trong xã hội được đảm bảo.

 

Tố tụng dân sự là gì?
Tố tụng dân sự là gì?

Quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thủ tục tố tụng dân sự tại Việt Nam bao gồm 6 bước chính như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Để bắt đầu quá trình tố tụng dân sự, bạn cần nộp đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có cho Tòa án có thẩm quyền, Bạn có thể nộp đơn bằng 3 hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về hình thức của từng đối tượng nộp đơn khởi kiện như sau:

- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ. 

- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

- Cá nhân thuộc hai trường hợp trên mà là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam
Quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam

Bước 2: Tòa án xem xét đơn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đơn khởi kiện. Sau 05 ngày làm việc, Thẩm phán có trách nghiệm phải đưa ra các quyết định sau:

  • Yêu cầu người khởi kiện sửa đổi hoặc bổ sung đơn khởi kiện.
  • Quyết định thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn.
  • Chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của một Tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Thẩm phán sẽ thông báo quyết định của mình đến người khởi kiện để họ có thông tin chi tiết về quá trình giải quyết đơn khởi kiện của mình.

Bước 3: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện cùng với tài liệu và chứng cứ đi kèm. Nếu Thẩm phán xác định rằng vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết về việc nộp tiền tạm ứng án phí và quyết định thụ lý vụ án theo thủ tục quy định. 

Bước 4: Tiến hành hòa giải

Theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc chung trong quá trình hòa giải là phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa, dùng vũ lực để ép buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình. Nội dung của thỏa thuận giữa các đương sự không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Quy trình tố tụng dân sự gồm 6 bước
Quy trình tố tụng dân sự gồm 6 bước

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu và chứng cứ, đưa ra các quyết định như đình chỉ/ tạm đình chỉ vụ án, trưng cầu giám định, định giá tài sản, và mở phiên tòa giải quyết vụ án dân sự trước khi đưa ra quyết định xử lý.

Theo quy định của luật, thời gian chuẩn bị xét xử không được quá 04 tháng, và trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 06 tháng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, vụ án có thể kéo dài hơn so với thời gian quy định.

Trong quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tổ chức các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Chứng cứ có thể được công bố do mỗi bên nộp hoặc do Tòa án thu thập.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, phiên tòa sơ thẩm phải diễn ra đúng thời gian và địa điểm được xác định trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

Những ai sẽ cần tham gia phiên tòa?

Theo Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đương sự trong vụ việc dân sự bao gồm:

Đương sự trong vụ án dân sự

  • Nguyên đơn: Là người khởi kiện, tức người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
  • Bị đơn: Là người bị nguyên đơn khởi kiện, hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện với yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người này xâm phạm.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, mặc dù họ không phải là người khởi kiện hoặc bị kiện. Họ có quyền tự đề nghị hoặc được các đương sự khác đề nghị hoặc Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Những ai sẽ cần tham gia phiên tòa?
Những ai sẽ cần tham gia phiên tòa?

Đương sự trong việc dân sự

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. 

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc dân sự, có thể tự đề nghị hoặc được đương sự đề nghị hoặc Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ngoài ra, còn có những người tham gia tố tụng khác như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, và người đại diện.

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?

Được quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là gì?

Quá trình hòa giải thường được thực hiện trước khi Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có khả năng giải quyết thông qua việc hòa giải. Trong quá trình hòa giải sẽ không có phiên tòa xét xử, không cần thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, hay giám đốc thẩm theo quy định, từ đó giúp tiết kiệm chi phí, thời gian.

Hòa giải không được phép vi phạm các quy định của luật và không được trái với đạo đức xã hội. Điều này là kết quả của sự kết hợp giữa nguyên tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận trong quan hệ pháp luật dân sự.

Kết luận

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có được cái nhìn tổng quan về quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, đừng ngần ngại liên hệ với ldlawyer.vn để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc. 

Dịch vụ tương tự
Đăng ký tư vấn miễn phí

Vui lòng điền các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong 24h làm việc

  • Hotline tư vấn và hỗ trợ: 0979.18.28.78
zalo L&D Lawyer